Chế độ chăm sóc điều trị cho bệnh nhân xơ gan

Giúp bệnh nhân giảm mệt mỏi


Triệu chứng thường gặp nhất của xơ gan là cơ thể mệt mỏi, chán ăn, tiêu hóa kém do chức năng gan bị giảm sút, bệnh nhân kém ăn uống sẽ không cung cấp đủ vitamin năng lượng cần thiết cho cơ thể. Người nhà chăm sóc bệnh nhân cần lựa chọn một chế độ ăn dinh dưỡng để tăng cường chức năng gan.


Người bệnh cần được cung cấp 1g protein/ 1kg cân nặng mỗi ngày. Ví đụ bệnh nhân nặng 60kg cần bổ sung 60g protein mỗi ngày.



Nên dùng những thực phẩm dễ tiêu hóa, tốt cho gan.


• Thực phẩm giàu protein như thịt các sản phẩm từ thịt, trứng, sữa..


• Thực phẩm giàu chất xơ, gluxit như ngô khoai, ngũ cốc


• Tránh dùng thức ăn lạ, khó tiêu, đồ chiên xào, nhiều dầu mỡ động vật gây rối loạn tiêu hóa


• Thay đổi món ăn thường xuyên để tạo cảm giác ngon miệng không gây nhàm chán cho bệnh nhân.


• Ăn nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa ăn ăn ít để tránh gan làm việc quá tải.


• Bổ sung thêm vitamin bằng cách dùng các loại nước ép trái cây, các loại nước thanh lọc, tốt cho bệnh xơ gan gan.


• Cân nhắc sử dụng thêm các sản phẩm giải độc và tăng cường chức năng gan có nguồn gốc từ thiên nhiên để giúp gan mau chóng hồi phục.


Chế độ chăm sóc giảm phù và cổ trướng


Ở giai đoạn cổ trướng , phù biểu hiện rõ hơn: bụng trướng, hai chân phù to, đi lại khó ăn, tiêu hóa kém, ăn uống không ngon miệng, Chức năng tổng hợp protein của gan giảm dẫn đến lượng protein trong máu giảm, nước thoát ra ngoài tế bào gây phù. Khi đó chăm sóc bệnh nhân cần chú ý các điểm sau


• Kê cao chân ( cao hơn so với tim) khi bệnh nhân nằm nghỉ vì khi bị cổ trướng, nước trong bụng chèn ép lên nội tạng. Nếu nước trong bụng quá nhiều bệnh nhân sẽ bị khó thở, bác sỹ tiến hành chọc tháo dịch cổ trướng để giúp người bệnh dễ chịu hơn.



Chọc tháo dịch cổ trướng giúp người bệnh dễ chịu hơn.


• Hạn chế ăn muối ( natri) ăn càng nhạt càng tốt bởi lượng muối càng nhiều thì nước tích tụ trong tế bào càng nhiều, bụng càng phù hơn.


• Nếu bệnh nhân dùng thuốc lợi tiểu sẽ làm mất kali trong máu, tình trạng bệnh nhân sẽ xấu hơn. Lúc này bệnh nhân cần được bổ sung các loại thực phẩm giàu kali để cân bằng với lượng kali đã mất.


• Thường xuyên theo dõi cân nặng của bệnh nhân để kiểm tra sự phát triển của tình trạng phù, cổ trướng có dấu hiệu tăng hay thuyên giảm không.


• Bệnh nhân sau khi được chọc tháo dịch cổ trướng cần theo dõi trong 30 phút, nếu có điều gì bất ổn phải báo ngay cho bác sỹ.


• Với người bệnh xơ gan cổ trướng ( giai đoan mất bù ) hạn chế thức ăn nhiều đạm vì có thể gây biến chứng hôn mê gan. Giữ gìn vệ sinh mũi miệng, khi bị chảy máu chân răng đề phòng bị nhiễm khuẩn. Chú ý tạo không gian thoáng mát, yên tĩnh cho người bệnh.